I am Pham Van Toan, born in 1988, a farmer from Tram village, Hung Thi commune, Lac Thuy district, Hoa Binh province, Vietnam.
I know how difficult it is for young farmers to venture into farming. Firstly, many young farmers lack knowledge and experience and are not confident enough to invest in developing economic models. Secondly, although the State has paid attention to creating conditions for farmers to borrow capital sources for product development, access to these resources is still limited. Thirdly, local agricultural products are not competitive in the market so the price remains unstable and dependent on traders. These are some reasons why young people in rural areas prefer to work far from home.
Facing such a situation, I would like to propose the following solutions. First, authorities need to pay more attention to young farmers. Support them in venturing into entrepreneurship; provide channels to get start-up capital; provide support in terms of getting scientific and technical knowledge; and, encourage creative start-up ideas of young farmers in agricultural development.
Second, make the local agricultural products competitive by investing in the construction of product processing establishments; develop safety-oriented agricultural product development models; establish concentrated production areas, focusing on local products, and maximizing the advantages of the locality; and support the building of trademarks for agricultural products to develop markets.
In the coming time, we hope that the Ministry of Agriculture and Rural Development will continue to support policies for farmers as well as young rural farmers in agricultural start-ups.
Pham Van Toan
Vietnam
Tên tôi là: Phạm Văn Toàn, sinh năm 1988, là hội viên Hội Nông dân thôn Trâm, xã Hưng Thi, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Tôi nhận thấy hiện nay vấn đề khởi nghiệp của nông dân trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Trước hết là một bộ phận không nhỏ người nông dân trẻ còn thiếu kiến thức, thiếu trải nghiệm và chưa mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình kinh tế; thứ hai là gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư, mặc dù Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện cho người nông dân vay các nguồn vốn để phát triển sản nhưng để tiếp cận các nguồn vốn này đối với nông dân trẻ thì còn hạn chế. Thứ ba là các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương vẫn chưa có sức cạnh tranh trên thị trường, nên giá cả bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thương lái.
Chính vì vậy hiện nay thanh niên ở vùng nông thôn đều đi làm ăn xa. Trong khi đó đây lại là một lực lượng cần nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành. Trước thực trạng đó, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Trước hết các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa tới lực lượng thanh niên nông dân. Hỗ trợ nông dân trẻ trong khởi nghiệp đó là có các kênh hỗ trợ về nguồn vốn khởi nghiệp; hỗ trợ về kiến thức khoa học kỹ thuật và tăng cường tuyên truyền, cổ vũ khơi dậy các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của nông dân thanh niên trong phát triển nông nghiệp.
Thứ hai là tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp địa phương bằng việc chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản; phát triển các mô hình phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng an toàn.
Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, hướng vào các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương.Hỗ trợ xây dựng các nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp để phát triển thị trường.
Thời gian tới rất mong Lãnh đạo BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục có chính sách hỗ trợ tới người nông dân cũng như nông dân thanh niên vùng nông thôn trong khởi nghiệplĩnh vực nông nghiệp!
Xin trân trọng cảm ơn!
Người viết thư
Phạm Văn Toàn
Comments are closed