I am Lò Văn Giọt, living in Ban Hon commune, Tam Duong district, Lai Chau province, Vietnam.
Vietnam is a country with an economy derived from agriculture, so farmers are diligent in agricultural production to create the best agricultural products. When farmers can reap the fruits of their labor, they are very happy and excited, however, they still worry about the output of products. For example, the oranges from the orange growing model of Ban Hon commune has no output and the price is not stable. People do not dare to boldly invest in their products, so these are not popular. The price is low due to bad designs and low product quality.
On behalf of farmers, I would like to suggest some solutions as follows:
- Conduct in-depth studies and use practical models to assess the potentials and strengths of each region. Find out agricultural products and specialties of each region that are suitable to the local conditions.
- Plan raw material areas to create a stable source of agricultural products, ensuring the satisfaction of quality standards required by the market.
- Encourage people to produce clean agricultural food and adopt policies that give priority and encouragement to the people.
- Establish a chain of links between people and businesses in the production and consumption of agricultural products.
- Build factories to process and preserve agricultural products after harvest.
If my solutions are implemented, I would do my best to propagate and mobilize the people to implement the solutions well and make the agriculture of Ban Hon commune develop step by step.
Lò Văn Giọt
Vietnam
Kính gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tên tôi là: Lò Văn Giọt – hiện đang sinh sống tại Bản Hon – xã Bản Hon – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu.
Việt Nam ta là một nước có nền kinh tế xuất phát từ nông nghiệp, chính vì vậy người nông dân luôn có tính cần cù, chịu khó trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp tốt nhất. Tuy nhiên, khi người nông dân được mùa và thu hoạch những thành quả do chính tay mình làm ra, họ rất vui mừng, phấn khởi nhưng bên cạnh niềm vui được mùa là nỗi lo, nỗi thấp thỏm cho sản phẩm của mình không có đầu ra ổn định và băn khoăn không biết sản phẩm của mình sẽ bán đi đâu, bán cho ai, đó là một dấu chấm hỏi của người dân. Ví dụ điển hình và thấy rõ nhất của người nông dân xã Bản Hon là sản phẩm “Cam” từ mô hình trồng Cam của người nông dân không có đầu ra, giá thị trường không ổn định. Nhìn thấy rõ tình hình thực tế của sản phẩm nông nghiệp ở địa phương như vậy, dẫn đến người dân không dám mạnh dạn đầu tư vào sản phẩm của họ, vì vậy mà sản phẩm nông nghiệp của người dân không được ưa chuộng, giá cả thấp do mẫu mã xấu, chưa đa dạng, phong phú, chất lượng sản phẩm chưa cao.
Kính thưa Bộ trưởng !
Đại diện cho người nông dân tôi xin đưa ra 1 số nhiệm vụ, giải pháp, đề suất như sau:
1. Cần có các nghiên cứu chuyên sâu, mô hình thực tế để đánh giá tiềm năng thế mạnh của từng vùng từ đó tìm ra sản phẩm nông sản, đặc sản của từng vùng phù hợp với điều kiện của địa phương.
2. Quy hoạch vùng nguyên liệu để tạo nguồn nông sản ổn định, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của thị trường.
3. Khuyến khích, động viên người dân sản xuất thực phẩm nông nghiệp sạch và có các chính sách ưu tiên, khích lệ người dân.
4. Thành lập các chuỗi liên kết giữa người dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
5. Xây dựng nhà máy chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch.
Nếu những giải pháp của tôi được thực hiện tôi nguyện hết sức mình tuyên truyền, vận động người dân thực hiện thật tốt các giải pháp và cùng với người dân từng bước đưa nền nông nghiệp của xã Bản Hon ngày càng phát triển.
Lời cuối cùng cho phép tôi xin gửi đến Bộ trưởng lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất. Xin cảm ơn Bộ trưởng!
NGƯỜI VIẾT THƯ
Lò Văn Giọt
Help this young farmer win the APFP Young Farmers Open Letter Contes! Vote for this entry on:Facebook: https://www.facebook.com/media/set?vanity=AsiaPacificFarmers&set=a.1639214969617305
Instagram: @asiapacificfarmers
Twitter: @asiapacfarmers
YouTube: https://www.youtube.com/c/AsiaPacificFarmers
Comments are closed