I am Luu Duc Thien from Thai Phu Tho village, Hong Phong commune, Vu Thu district, Thai Binh province, Vietnam.

In my hometown, the majority of the people’s income comes from agriculture. Our products include silk cocoon products (silk and silkworm pupae), winter cabbage, red-skinned peanuts, and black beans with green kernels.

The COVID-19 pandemic greatly affected the rural people in Hong Phong. It was very difficult for many families. It was harvest time for cabbage when COVID-19 hit. Many organizations and individuals joined hands to help “rescue” the cabbages for the people of the commune. Thanks to this timely rescue solution, cabbage production was consumed. However, I know that this method is only a temporary, not permanent measure. Fresh vegetables and tubers have a short shelf life. In addition, people also have many other types of vegetables, and the collection and rescue of organizations are only limited, so we need more feasible measures.

In fact, when fruits and vegetables cannot be sold, many people used manual methods of cleaning and drying to make dried vegetables, then selling these to those in need. After observing, learning, and experimenting, I found that this method obtained many positive benefits. However, if we only use manual processing and wait for buyers, it will be a huge difficulty. We need a factory to collect fresh vegetables and introduce dried vegetables to the market so that farmers will not have to worry about the consumption of fresh products due to the impact of the pandemic.

Moreover, it is necessary to have suitable solutions to encourage youth to engage in agriculture.

  • Promote the mechanism of land accumulation (bringing mechanization into production).
  • Production chain
  • Build a legal basis for specific products of each region.
  • Allocate production to regions to avoid oversupply.

If my proposals are realized, I will propagate them and mobilize people to actively produce in chains to link product consumption and avoid oversupply.

Luu Duc Thien
Vietnam

Kính gửi: Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Tên tôi là: Lưu Đức Thiện       Sinh năm 1989

Quê quán: xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Nơi thường trú: thôn Thái Phú Thọ, xã Hồng Phong, Vũ Thư, Thái Bình

Chức vụ: Hội viên nông dân; Nghề nghiệp: Làm ruộng

Tôi xin được giới thiệu qua những sản phẩm mang tính đặc trưng của quê hương tôi như sau: Sản phẩm kén tằm (Tơ và nhộng tằm); Sản phẩm rau bắp cải vụ đông; Đỗ Lạc vỏ đỏ; Đỗ Đen lòng xanh,…

Thời gian qua, do dịch Covid-19 làm ảnh hưởng rất lớn đối với người dân vùng quê xã Hồng Phong, Vũ Thư, Thái Bình khi thu nhập chính của đa số người dân lại bằng “nông nghiệp” khiến cho nhiều gia đình khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn. Các cấp, các ngành, đoàn thể, nhiều tổ chức, cá nhân đã chung tay, giúp sức kêu gọi “Giải cứu cây bắp cải” cho người dân của xã. Nhờ có giải pháp “giải cứu” kịp thời mà vụ rau bắp cải đang trong thời gian thu hoạch của xã được tiêu thụ, mặc dù vậy bản thân tôi biết biện pháp “giải cứu rau” chỉ là biện pháp tạm thời, không có tính lâu dài. Đặc thù của các loại rau, củ tươi chỉ có hạn sử dụng trong một thời gian ngắn hơn nữa người dân còn có rất nhiều các loại rau màu khác mà sự thu mua, giải cứu của các tổ chức chỉ có giới hạn điều đó yêu cầu chúng ta phải nghĩ ra các biện pháp có tính khả thi hơn. Thực tế tôi thấy rất nhiều người dân khi rau củ quả không bán được, họ thường mang về dùng phương pháp thủ công: làm sạch, phơi khô làm rau củ khô, sau đó bán cho những ai có nhu cầu. Bản thân tôi sau khi quan sát, học hỏi và thử nghiệm tôi thấy phương pháp này thu lại nhiều lợi ích tích cực. Nhưng nếu chỉ dùng phương pháp xử lý thủ công và chờ người thu mua thì đó lại là một khó khăn rất lớn, vậy câu hỏi lớn đặt ra là cần có: nhà máy thu mua rau tươi, đưa những sản phẩm rau tươi đã được sấy khô ra làm quen với thị trường, được như thế nông dân sẽ không phải lo lắng khi sản phẩm tươi của mình vì ảnh hưởng của đại dịch mà không được tiêu thụ.

 Với bản thân tôi suy nghĩ để thanh niên gắn bó với đồng ruộng cần phải có chủ trương giải pháp kịp thời đó là:

– Đẩy mạnh cơ chế tích tụ ruộng đất (đưa cơ giới hóa vào sản xuất).

– Sản xuất theo chuỗi liên kết

– Xây dựng cơ sở pháp lý cho những sản phẩm đặc trưng của từng vùng miền.

– Phân bổ sản xuất cho các vùng miền để tránh tình trạng cung vượt cầu.

          Nếu đề xuất chính sách của tôi được thực hiện hóa thì bản thân tôi sẽ tuyên truyền, vận động người dân tích cực sản xuất theo chuỗi tránh tình trạng cung vượt cầu, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

 Hồng Phong, ngày 25 tháng 3 năm 2021 Người viết   Lưu Đức Thiện

Tags:

Comments are closed